Các thực phẩm nên hạn chế sử dụng
- Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, thịt nhiều mỡ…)
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo: Hạn chế các món ăn chế biến dưới dạng nướng, chiên xào ở nhiệt độ cao. Chất béo chỉ nên chiếm 15- 20% và không quá 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Người tiểu đường nên hạn chế tối đã việc sử dụng thịt mỡ, mỡ động vật, nội tạng động vật, bơ, các loại nước sốt ăn kèm salad.
- Hạn chế những thức ăn giàu năng lượng, thực phẩm có nhiều đường đơn, đường đôi: Đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, socôla, nước ngọt, quả khô…
- Hạn chế ăn muối ăn: Chỉ nên ăn dưới 5g/ngày.
- Bỏ hẳn những đồ uống có chất kích thích: Bia, rượu, cà phê,…
Như vậy, một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học và thực hiện nó một cách nghiêm ngặt có thể giúp phòng ngừa căn bệnh tiểu đường, giúp người đã bị tiểu đường làm chậm các biến chứng xảy ra, kiểm soát được tình trạng bệnh tốt hơn, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển trở nặng.
Lưu ý về chế độ sinh hoạt dành cho người bị đái tháo đường
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa: Suy nghĩ “giảm cân thần tốc” dẫn đến bỏ bữa là hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa không chỉ làm tăng cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn vào buổi trưa và buổi tối mà còn khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi.
- Với người bị đái tháo đường, nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày.
- Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.